Bữa
trước, trời lạnh, chẳng có nơi nào đi chơi. Con bé bèn
rủ Ba Má đi "nghía" Forum của nhà máy hãng xe
AUDI. Ban đầu mình không có hứng thú gì với chốn ngựa
xe đó. Muốn coi mấy chiếc xe thì vô trang web của nó là
được rồi. Chỗ trưng bày toàn xe sang mà túi mình
không có tiền thì tới đó làm chi!!!
Mà
rồi cũng... ừ đi thì đi! Dẫn thằng cháu ngoại theo.
Hóa ra nơi đó có mấy trò chơi con nít rất thú vị. Vậy
thì ông cháu nhào vô chơi... ĐÁ BANH BÀN
Có
một bản nhạc của cố nhạc sĩ Phạm Duy mà ngày xưa
mình thích lắm. Vào cái thuở mà mình yêu đương muốn
chết ấy (sic)! Cái thuở mà người ta nhìn dòng sông như
chứng nhân của cuộc tình. Cái thuở đâu đâu trong văn
học, trong thơ nhạc cũng tràn ngập hình ảnh dòng sông,
cây cầu và con đò. Và điều ấy cũng đầy ắp trong
ngôn ngữ bình dị mà sâu thẳm của ca dao. Đi theo những
hình ảnh ấy là số phận những cuộc tình.
Yêu
nhau cởi áo cho nhau
Về
nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay.
Hay
là:
Sông
dài cá lội biệt tăm
Phải
duyên chồng vợ nghìn năm cũng chờ
Thậm
chí trách yêu nhau cũng:
Cầm
vàng mà lội qua sông
Vàng
rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng!
Vậy
thì ông Phạm Duy - mà chẳng riêng gì Phạm Duy - cũng cho
đôi lứa - sống khổ muốn chết - ngồi bên này sông bên
kia sông:
Một
người ngồi bên kia sông im nghe nước chảy về đâu Một
người ngồi đây trông hoa trôi theo nước chảy phương
nào
...
...
Nước
vẫn trôi mau mắt vẫn hoen sầu đành để hồn theo nước
trôi không màu Số
kiếp hay sao? không cho bắc cầu thì xin sông nước sẽ
cho gần nhau..
Một
người bèn ra ven sông buông theo nước cuồn cuộn mau Một
người chìm sâu trong khi mưa Ngâu bỗng ngừng ngang
đầu Cuộc tình
thương đau êm êm trôi theo nước xuôi về đâu? Hẹn
hò gặp nhau thiên thu cho phong phú đời người sau
Mà
người Nam mình cũng thiệt tệ! Than thở thì than thở vậy
mà chẳng biết xây giúp cho đôi lứa một cây cầu nào.
Ai biết thì nói giúp, chớ tôi đi từ nam ra bắc thấy
biết bao nhiêu tên cầu (tên đẹp có mà tên ngộ nghĩnh cũng có) mà chớ thấy đặt tên cầu
nào để làm chứng cho những mối tình, để xe hoa kết
nối những bờ vui, trừ có bài hát gì đó mà chàng trai
còn dọa cô gái phải đi qua cây cầu dừa (E hèm... trơn
muốn chết! Chưa kể cầu ấy làm bằng cây gòn thì...!)
Vậy
thì đi đây đi đó, gặp những cây cầu chứng nhân cho
những mối tình thì không phải làm mình cảm động lắm hay
sao!? Có một cây cầu bắc qua sông Seine, giữa lòng Paris,
cũng treo đầy những ổ khóa tình yêu như cây cầu đây
ở Heilbronn. Nhưng mình nghe tòa đô chính (!) Paris đã ra
lệnh gở bỏ mấy ổ khóa đó rồi vì sợ sập cầu. Vậy thì còn đây những mối tình của cây cầu ở thành phố Heilbronn, trên chi nhánh sông Neckar:
Ở chân cầu này người ta có thông báo anh chàng và chị chàng nào muốn thề non hẹn biển thì đến móc ổ khóa của lứa đôi vào lưới sắt đây (Hình như - theo qui trình - rồi thì phải vứt chìa khóa xuống sông)
Nhiều quá trời những ổ khóa thề hẹn!
Ôi trời, đây là tình yêu theo phong cách voi!
Thấy không. Mỗi ổ khóa đều ghi tên đôi lứa.
Hình như hai anh chị này yêu nhau kiểu bốc đồng. Đang đi phượt thì... mình yêu nhau đi, nên tiện thể móc luôn cái khóa xe đạp vào đây!
Cái này chắc do đang đi du lịch, chẳng có ai khắc khóa tiếng Tàu cả nên hai anh chị nào đó dán luôn miếng giấy NGỘ ÁI NỊ lên đây. (Do mù chữ Tàu nên tui đoán mò thôi, xin lỗi hai anh chị nhé! Thì tình yêu là thứ có tính chất liên hiệp quốc mà!)
Úy trời đất! Cái này có phải là mối tình tay ba tay tư gì không mà sao có sợi lòi tói dính chùm bốn năm cái ổ khóa!
Thì
tôi đã chụp lại vài tấm hình. Và tôi cầu nguyện
trong thinh không cho những mối tình đó được bền đẹp
dài lâu! Ave Maria! Protègez notre amour!
Trong
đêm tối tưởng chừng cõi thế đã tan rã, chỉ còn là
một vực đen, ta bị chìm vào hố thẳm sâu thật là sâu. Ta hoảng hốt không biết nỗi buồn đến từ đâu. Nỗi buồn loang ra mênh mông
vô tận!
Ngoài cửa sổ ám mù sương kia, một chút ánh đèn đường xa
xôi mơ hồ chỉ làm lạnh thêm không gian vốn đã giá
rét. Thèm một chút nắng, thèm một chút hơi ấm. Thèm
quá đi mất! Thèm những người vốn vẫn ở quanh ta và ở
xa ta. Thèm nghe một tiếng nói, thèm nghe nhiều tiếng nói
lao xao!
Đến đây - đi vòng vo - chợt nhớ bài thơ của Thôi Hộ. Tích niên kim nhật thử môn trung Nhân diện đào hoa tương ánh hồng Nhân diện bất tri hà xứ khứ Đào hoa y cựu tiếu đông phong! Phương đông nào đâu còn gió, đã hết mùa hoa, đi loanh quanh tìm hoài chúa xuân, chỉ thấy lá vàng...!!
Cả một rừng anh đào mà chẳng còn đóa hoa nào!
Bà cháu dưới cội Ginkgo Biloba (cây Ngân Hạnh)
Đi hết con dốc, tới đỉnh đồi. Má con và... bà ngoại hết hơi ròi....
Đến các luống nho cũng úa vàng cả...
Và quanh hồ Breitenauer.
Lá vàng rơi rắc lối thiên thai Suối tiển oanh đưa luống ngậm ngùi Nửa năm tiên cảnh, một bước trần ai ... (TẢN ĐÀ NGUYỄN KHẮC HIẾU)
Ở
cái chỗ này thiệt là hoang vắng! Mà không phải chốn
tiêu sơ không nhà không cửa, cũng không phải chốn không
có ngựa xe. Nhà cửa, xe cộ thì nhiều, hoa cỏ thênh thang! Vậy nhưng ...
*****
Bữa nay đã qua tiết hàn lộ hay sương giáng?
Thu đã đầy rồi phải không? Thì đi xem Thu! Sẵn cuốc bộ với bà xã
đi ra siêu thị bèn chụp luôn vài tấm
hình trên đường đi.
*****
Nhìn coi, chẳng có bóng người!
Thì lượm mấy cái lá vàng lá đỏ đem về chơi!
.......
.......
Mấy
năm trước - để ăn mừng tân gia - con cái mời đứa bạn
đồng hương tới chơi! Đứa bạn đó ăn nói chẳng cần
phải giữ mồm giữ miệng gì sất, phát luôn một câu
Tụi bây cất nhà ở chỗ gì như nghĩa địa! Đành cười
trừ nói tại ở đây nó dzậy đó! Mà như vậy thiệt!
Nên không trách, không giận đứa bạn đó làm gì.
Mỏ
muối Bad Friedrichshall ở làng Kochendorf. Thấy trên Google
Earth ghi là Bad Friedrichshall - Kochendorf. Giải thích theo
nghĩa "đùi" là làng nấu nướng (Kochen: nấu
nướng. Dorf: làng). Làng nằm ở ngã ba sông Kochen -
Neckar. Chẳng biết hồi đó tới giờ dân ở đó có tâm
hồn ăn uống hơi nhiều hay ở đó có nấu nướng món gì
ngon mà "chết danh" như vậy! Ngó qua ngó lại chỉ
thấy có cái mỏ muối và ga xe lửa. Mà sân ga thì...
"muôn đời buồn nhất sân ga"! Có cái món gì hấp
dẫn đâu! Tới đó chi cho buồn.
Tính
ra - theo đường chim bay - mỏ muối cũng rất gần đầu
nguồn con suối tình Amorbach : Chưa tới 4 cây số, chưa
bằng từ nhà mình ở Tú Điền chạy tới Trường Mầm
Non SOS KinderGarten (ở Bến Tre) của thằng cháu ngoại cưng
nữa là. Đi qua đi lại thấy mỏ muối đó hoài mà chưa
buồn vô xem. Có lẽ trong bụng nghĩ đâu có thèm muối gì
đâu mà "dô" đó làm chi! Vả chăng cũng phải mua
vé và cũng hỏng biết chui tọt xuống đất tối thui rồi
thì thấy có cái gì!
Xảy
có bữa con nó nói Ba ơi cái vĩa muối đó tổng chiều
dài đường hầm lò nó đào ngang đào dọc tới mấy trăm
cây số lận nghen! Úy, vậy hả! Vậy có khi mình đang ngủ
thì nghe nó đào lục cục dưới nhà, dưới lưng mình
hả!? Ha ha hỏng có đâu, mấy cái đường lò đó sâu tới
trăm mấy hai trăm mét lận! Ừa... mơi mình đi coi...
Tới nhà máy muối. Bắt đầu từ chỗ này.
Tháp giếng phụ. Trục tải đặt trong nhà này. Bên trong có một thùng cũi hai tầng đưa người tham quan cũng như thợ hầm lò lên xuống mỏ.
Sau khi xuống hết giếng phụ, tới độ sâu 180 mét dưới mặt đất, đây là đường lò xuyên vĩa đầu tiên. Trên nóc lò có gắn đèn chiếu để dẫn đường cho khách thăm. Cần đi theo những dấu hiệu được chiếu sáng.
Dọc theo lò xuyên vĩa có rất nhiều lò nhánh khác. Phần lớn các nhánh lò đó có ba-ri-e ngăn lại (hoặc có công nhân với đèn trên nón canh gác, hướng dẫn). Đi lạc trong cái mê cung này dễ gặp vua muối (Diêm Vương)!
Khối muối dưới dạng một tinh thể khổng lồ còn dính trong trần đường lò và rực sáng bởi đèn chiếu
Đèn rọi trên nền đường chỉ hướng đi tiếp (>> >> >>) và chú thích về gian hầm lò sắp tới:
MUỐI LÀ SỰ SỐNG
Buồng địa chất 4 / A
Tạo ra năm 1926
Chiều dài 185 m, rộng 15,5 m, chiều cao 16 m.
Tính ra thể tích khoảng 46.300 mét khối
và tương ứng với khoảng 100.000 tấn muối.
Bên trong gian hầm lò địa chất 4/A.
- Vệt sáng ở vách trái là khối trụ lổ khoan địa chất (carota) đường kính khoảng 10 cm, dài xấp xỉ hầm lò (185 mét). Khối trụ (các lớp đá hoặc trầm tích) được đặt trong hộp kính chiếu sáng. Mỗi thời kì địa chất đặc trưng sẽ có bảng thuyết minh ở vị trí địa tầng tương ứng của khối trụ. - Khối khoan hình trụ các địa tầng này cho phép các nhà khoa học đọc được lịch sử kiến tạo địa chất và lịch sử sinh giới nhiều triệu năm qua của vùng mỏ này. - Khối lập phương xanh rực thấy ở khoảng giữa hầm là rạp chiếu bóng mini. Rạp chiếu phim thuyết minh quá trình hình thành các tầng địa chất và sinh giới nói trên. Rất tiếc là mình mù chữ và điếc nên chẳng hiểu gì ráo, chỉ biết nhìn hình đoán mò mà thôi (Có vậy mới cảm thông sâu sắc nỗi khổ, nỗi đau tê tái của anh mù chữ và thất học!) - Còn một khối như vậy nữa đặt ở gần cuối hầm (bị che khuất trong hình này) để thuyết minh về vai trò của muối đối với sự sống và hoạt động kỹ thuật công nghệ.
Đèn chiếu ảnh minh họa ở vị trí này, người ta đã tìm được hóa thạch một con khủng long
Mô hình phục chế con khủng long! Giống như một con cá sấu bị bệnh béo phì vậy!
Chao ơi, hóa thạch con tôm khủng này to ghê. Cái giống này mấy vuông tôm ở Bến Tre mình chắc mê chết được.
Hình ảnh kích thước thật của con tôm đó!
Đi theo hướng này tới gian hầm triển lãm máy công cụ nghề mỏ Đèn chiếu trên vách lò nói:
MUỐI LÀ CÔNG VIỆC Gian hầm kỹ thuật 6 / 1 Xây dựng từ năm 1904.
Đây là một trong những phòng lâu đời nhất của mỏ. Chiều dài 150 m, rộng 10 m, chiều cao 9 m. Tính ra thể tích là 13.500 mét khối tương ứng với khoảng 30.000 tấn muối.
Một tảng muối tinh thể nguyên vẹn được trưng bày trong hầm lò. Muối cà pháo bằng cục muối này cả làng ăn ba năm chắc chưa hết!
Tượng nữ thánh hộ mệnh cho thợ mỏ được đặt chìm trong khối muối khổng lồ..
Hình như đây là nơi công nhân hầm mỏ tới để cầu nguyện. Bệ hình cầu này được khắc thẳng vào vách đá. Đối diện với bệ này, ở trên cao vách bên kia là tượng của vị nữ thánh phù hộ cho họ.
Có nhiều thế hệ công nghệ khai mỏ: 1. Đào bằng tay với cuốc chim, với búa. 2. Đào với búa máy, với mìn. 3. Và... ây da... cái này là bách thiết trảo.
Chỉ cần năm thành công lực, quơ một chưởng là cát chạy đá bay! Gọi là thiết sa chưởng. Công phu này chỉ có chủ nhân U Tình Cốc Hắc Diện Bà Bà mới khổ công tu luyện mà thôi!
Đây là máy đào hầm thế hệ mới nhất. Máy không còn sử dụng nữa, chỉ để trưng bày.
Máy đào hầm bằng cách dùng các ngón tay sắt thép của mình cào vào vách đá.
Dấu các vết quào để lại trên vách hầm trông như tác phẩm nghệ thuật trừu tượng nào đó.
Xin cho phép mình giải thích một chút: Trong công nghiệp khai mỏ-hầm-lò giếng dùng để vận chuyển lên trên đất đá, khoáng vật khai thác được, để bơm thông khí hoặc để vận chuyển vật liệu, thiết bị xuống hầm lò được gọi là giếng chính. Giếng dùng để vận chuyển công nhân lên xuống hầm lò gọi là giếng phụ. Một số trường hợp hai giếng này đặt gần nhau, nhưng thường là không phải.
Colmar
là một thành phố du lịch của Pháp, trong vùng Alsace.
Thấy trong quảng cáo du lịch thì Colmar có một con kinh
nhỏ chảy len lỏi trong thành phố, khiến dòng chảy của nó được gọi là La petite
Venise (thành Vienne nhỏ!). Ta chống gậy tới chơi xem mặt mũi nó
ra làm sao.
Cả nhà bắt đầu dạo phố từ chỗ này -
gần trung tâm thành phố Colmar.
Ở một góc phố, sau lưng một nhà thờ cũ, bắt gặp nơi tưởng nhớ các liệt sĩ bảo vệ Colmar trong kì kháng chiến 1940-1945. Tất cả gồm 34 liệt sĩ. Tấm bia đá này do chính Thống chế Charles De Gaulle tấn tôn vào ngày 01 tháng 8 năm 1948.
Khách du lịch - đặc biệt những người già, những mái đầu bạc - đứng trầm ngâm ở đó rất đông và cũng rất lâu nữa!
Và đây, La petite Venise! Nhưng không có gondole. Mấy chiếc thuyền nhỏ thô sơ này hơi giống xuồng 6 lá ở Việt Nam. Không có người chèo. Thuyền hoạt động bằng một moteur gắn chân vịt, cấp điện bởi một bình accu rời to đùng!
Trên cầu đường Turenne, khu vực La petite Venise.
Cái quán cà phê này rất tức cười! Giống như bà cố của chủ quán vừa mới tưới cây xong. Mấy cái thùng tưới của bà cố còn vứt ngổn ngang, và mấy con cò từ đó đến nay vẫn chưa kịp bay đi!
Ta vừa chống gậy qua đây, Nhân gian... phố thị... cỏ cây điếng hồn!
La Rose (Louise Ackermann)
-
La Rose Quand la rose s’entrouvre, heureuse d’être belle, De son
premier regard elle enchante autour d’elle Et le bosquet natal et les airs
et le jour...
Chờ tuyết
-
Hai tuần lễ vừa qua, phần lớn các tiểu bang phía Bắc của Hoa Kỳ đều có bão
tuyết và tuyết rơi rất dày. Giao thông, travel ngưng trệ. Phía Nam có vẻ ấm
hơn...
CÒN MỘT NẺO CHUNG
-
Hôm qua con về đám giỗ Ba
Sài Gòn Bến Tre tự nhiên xa
Một mình nhẩm đếm từng cây số
Không sợ đường xa - sợ tình xa
Mười tháng không về lạ Bến Tre
Nước m...
Tossing Hearts. . .
-
Hello my friends,
Valentines is only six days away.
So for me, that meant time to put away the winter décor and start
tossing hearts.
My cute blog...
-
Il y a quelques jours, mon premier livre en tant qu'autrice complète est
paru ! il s'agit d'un abécédaire regroupant les métiers imaginaires que
j'avais ...