Có một người gởi cho mình một message:
“Thưa Anh ! Cái gì anh cũng có hết,
vậy anh còn muốn gì nữa... sao anh ích kỷ vậy !!!?”.
Cái message đó làm cho mình cười buồn.
Bài viết này để trần tình với người
đã gởi cho mình cái message đó.
Có thể bạn khác – khi đọc bài này – không hiểu tôi
đang tư biện nhập nhằng cái gì đây.
Xin thứ lỗi cho tôi.
Trong trường hợp đó xin bạn cười xòa,
nói rằng “rõ chán” và... đừng thèm đọc nữa!
“Thưa Anh ! Cái gì anh cũng có hết,
vậy anh còn muốn gì nữa... sao anh ích kỷ vậy !!!?”.
Cái message đó làm cho mình cười buồn.
Bài viết này để trần tình với người
đã gởi cho mình cái message đó.
Có thể bạn khác – khi đọc bài này – không hiểu tôi
đang tư biện nhập nhằng cái gì đây.
Xin thứ lỗi cho tôi.
Trong trường hợp đó xin bạn cười xòa,
nói rằng “rõ chán” và... đừng thèm đọc nữa!
Cười và buồn! Đúng vậy, khi bước vào tuổi 60 thì cái gì mình cũng có. Đủ rồi! Mình có một gia đình yên ấm, con cái thành đạt, sắp về hưu và trong nghề nghiệp thì chưa có ai chê trách mình điều gì. Nghĩa vụ đối với xã hội và đối với gia đình mình đều “trả nợ” đầy đủ. Tiền bạc thì ngó lên thấy mình không bằng nhiều người nhưng như vậy thì cũng đủ sống mà không cần con cái lo toan chu cấp một khi mình về hưu. Tuy nhiên để được điều đó thì mình đã vượt qua biết bao nhiêu khó khăn và đã đánh rơi dọc đường nhiều ước mơ của lúc tuổi trẻ. Người ta nói “ngũ thập nhi tri thiên mệnh...” là xác đáng. Ngoài 50 thì biết mình đã làm được gì, còn có thể làm gì và biết những gì mình vĩnh viễn sẽ không làm được, biết chắc lưỡi ngậm ngùi cho nhiều hư vọng của tuổi trẻ đã tàn phai. Đến 60 thì biết lời giải của nhiều bài toán của cuộc sống, có thể cảm động khi đọc Bát-nhã-Ba-la-mật-đa tâm kinh và rung động với chân lý của những lời kinh Kim Cang. Mà thật ra không phải kinh Bát Nhã là lời giải cho những vấn đề của cuộc-sống-còn. Có cái gì đó như trong toán học: có những chứng minh cho một số bài toán (giải được) và có chứng minh rằng một số bài toán khác là không có lời giải và... có chứng minh rằng một số bài toán là không tồn tại, đi tìm lời giải cho những “bài toán” đó là mất công vô ích. Những hư vọng của cuộc sống thuộc về hai loại sau: hoặc là nó không có lời giải hoặc thực ra nó không hề tồn tại. Bát-nhã-Ba-la-mật-đa là nhận thức về “tính giải được” của nhận thức, là nhận thức về chính nhận thức. Và cái bi kịch của con người rằng là nó vẫn hy vọng vào một ngày nào đó giải được cái bài toán đã được chứng minh rằng không giải được hoặc nó đau khổ ôm ấp cái bài toán thật ra không hề tồn tại.
Thưa người không quen biết đã trách móc tôi qua cái message đã nói trên kia, tôi cũng rơi vào cái bi kịch đó thôi. Tôi xin người một niệm để giải oan vậy!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét