Vài năm qua thế giới xảy ra một loạt thảm họa có phần bất thường. Đặc biệt là động đất và sóng thần. Cường độ các trận động đất cứ mạnh dần lên. Giữa hai trận động đất ở Indonesia, kéo theo đợt sóng thần chết hơn 200 ngàn người theo vòng cung Ấn Độ Dương, đến trận động đất 9 độ Richter kéo theo sóng thần ở đông bắc Nhật vừa rồi làm tan nát nước Nhật, là một loạt các trận động đất dữ dội ở Haiti, Chi-Lê với cường độ cực mạnh và ngay trong đêm nay (13:55:12 UTC - 24/3/2011) vừa mới xảy ra một trận động đất 6.8 độ Richter ở một vùng không phải nằm trên vòng cung động đất như thường biết: Vùng tam giác vàng ở biên giới của Myanmar và Thái Lan. Dư chấn còn có thể thấy rõ tại Hà Nội. Trên thế giới đây đó cũng xuất hiện đều đặn các hố tử thần - đủ kiểu lớn nhỏ - khó giải thích nguyên nhân.
Khoa học về động đất còn là một khoa học non trẻ, không thể dự báo chính xác được khi nào thì động đất. Sợ hãi, hoảng hốt về một điều gì đó không chắc xảy ra khi nào là một việc không mấy hợp lí. Nhưng lo lắng đặt câu hỏi và xây dựng một mô hình, kịch bản xử lí về thảm họa có thể xảy ra là điều cần thiết. Không biết các nhà khoa học đã dự trù gì về những biến động bất thường của vỏ trái đất trong tương lai gần? Không biết những biến cố, hiện tượng vừa nói trên có một mối liên hệ nào không? Người ta nói 9 độ Richter là giới hạn trên của cường độ động đất mà con người được biết. Còn 10 độ là mức thàm họa toàn cầu. Không biết những gì vừa xảy ra có phải là tín hiệu báo trước đã đến mức tới hạn trước khi một trận 10 độ Richter xảy ra? Khi nào người ta chưa xây dựng được một hiểu biết có tính chất qui luật, có tính chất quan hệ nhân quả, thì câu trả lời... nằm ở chỗ Thượng đế! Hởi các nhà khoa học, liệu có cần đặt niềm tin vào Thượng đế để tránh một thảm họa như thế không?!
Tôi không muốn tin vào ngày 21/12/2012, nhưng câu trả lời của các nhà khoa học xem ra còn mù mờ quá đổi!