Ai đốt Cô Tô thành vì đôi mắt giai nhân hề
Lửa cháy bao đêm ròng, thành quách tan.
Ai trót nhấp men tình để Mỵ Cơ thương nhớ
Khi thác rồi, khi thác rồi, Tiên Nhẫn vẫn còn mơ
Ai xui ta gặp nhau, để tình gây oan trái
Để tình anh bẽ bàng, và tình em lỡ làng, và ngàn sau lá vàng khóc tình ta.
Từ nay bèo trôi, cầu xiêu, con đò nát
Và mây đìu hiu cây rụng lá, thân mình về đâu?
Đàn chùng, dây phím lỡ, mái đổ nhà xiêu, nhẹ như tiếng khóc thầm.
Mây sầu vương chót núi, đường che biên giới, người xa nhau mãi.
Giấc chiêm bao đêm nào chìm trong sương khói thời gian.
Xưa có người Phù Sai rắc hoa vàng sau mỗi bước giai nhân.
Đến bây giờ yêu không đành, mà ghét cũng không đành, mà dứt cũng không đành.
Cầu mong thời gian dần phai bao lời hứa
Và đêm từ nay không tưởng nhớ đến người mình yêu.
Chịu được sao giông tố, cánh buồm mong manh, nhẹ như cánh bướm vàng.
Khi mùa thu đến báo, tình duyên đã dứt, đường chia đôi lối.
Gió nâng mây về trời đời nào quên cánh diều baỵ.
Em khác gì Quỳnh Dao lúc cát lầm phung phí hết xuân xanh.
Lúc đêm về thương cho đời, mà cũng ghét cho đời, mà cũng chán cho đời.
Mưa dồn trôi nước lũ,
xuôi dòng thả hết bụi nhơ,
xuôi dòng trầm câu hát tương tư.
Nhủ lòng thôi hết những mùa thu.
Lá thu bay về anh, như những cánh hoa đời em.
Còn đâu cành hoa màu tím - đường đi dệt gấm vàng son.
Lòng anh chua xót
Cánh hoa vì đợi anh rã rời, úa vàng, héo tàn, vùi sâu trong lớp thời gian.
Bản nhạc ngoài giai điệu thiết tha như một aria, ca từ ai oán đắm đuối, còn sử dụng nhiều điển tích tình sử làm cho tình và cảnh được diễn đạt chứa một vẻ bi lụy cổ điển đầy sương khói. Thật là:
Vấn thế gian tình thị hà vật 問世間情是何物
…
…
Thiên sầu vạn cổ 千愁萬古
Vi lưu đãi tao nhân 為留待騷人
Cuồng ca thống ẩm 狂歌痛飲
Lai phóng nhạn khâu xứ 來訪雁丘處
Hỏi thế gian, tình là vật gì
…
…
Ngàn mối sầu vạn cổ
Lưu lại đợi người thơ
Hát trong điên cuồng, ca trong đau khổ
Tìm lại nơi đâu nấm mộ chim nhạn năm nào
(Trích Mô ngư nhi của Nguyên Hiếu Vấn)
***
Cảm thụ thì cũng “cảm” được! Tuy nhiên hiểu đầy đủ thì nhiều chỗ Bình tôi không hiểu, thí dụ “nàng Quỳnh Dao”, “Tiên Nhẫn” “lúc cát lầm”. Đoàn Chuẩn thì qua đời rồi, biết hỏi ai? Xin ai biết giải thích dùm cho thì thiệt là cảm ơn.