1. Đọc thấy mấy câu hỏi từ trong blog của một cô nhỏ. Gọi là cô nhỏ vì xem ra cô nhỏ bằng tuổi mấy đứa con gái của mình thôi. Ở cái tuổi đó thường người ta hồn nhiên lắm: hồn nhiên yêu đời và hồn nhiên giận cuộc đời. Ấy vậy mà cô nhỏ đặt ra những câu hỏi mà đến những cái đầu lớn nhất chắc cũng ngắc ngứ: Những câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống! Cũng comment vài câu vào blog cho cô nhỏ để trấn an cô nhỏ nhưng khi đó chính mình cũng bất an!
2. Đến một lúc nào đó trong cuộc đời thế nào rồi con người ta cũng muốn biết câu trả lời trong cái cõi người ta vừa gần gũi vừa hoang lạnh vô chừng này! Tìm đâu ra câu trả lời trong cái hoang mạc đó. Một tiếng kêu e rằng không có tiếng vọng!
3. Thế là mình cũng đi tìm câu trả lời...
2. Đến một lúc nào đó trong cuộc đời thế nào rồi con người ta cũng muốn biết câu trả lời trong cái cõi người ta vừa gần gũi vừa hoang lạnh vô chừng này! Tìm đâu ra câu trả lời trong cái hoang mạc đó. Một tiếng kêu e rằng không có tiếng vọng!
3. Thế là mình cũng đi tìm câu trả lời...
Ma-ha bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh.
Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai Không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá-lợi Tử! Sắc bất dị Không, Không bất dị sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị. Xá-Lợi Tử! Thị chư pháp Không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố Không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận, vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo, vô Trí diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu-tam-bồ-đề. Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thực bất hư. Cố thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết:
Gaté gaté, paragaté, parasamgaté, Bodhi svaha.
(Không phải mình lòe chữ nho đâu! Mình có bản dịch - chú giải dài thườn thượt - đọc tới đọc lui nhiều lần mà chỉ hiểu lỏm bỏm coi như ... càng lúc càng rối thêm nên không viết vào đây.)
Đây có phải là câu trả lời không? Không biết! Viễn ly điên đảo mộng tưởng! Nên câu trả lời có lẽ phải là: Thôi kệ, mỗi người tự biết.
4. Nhân câu chuyện này lại nhớ nhân vật Nghi Lâm trong Tiếu ngạo giang hồ. Kim Dung để sư cô Nghi Lâm ngồi tụng kinh, cứ cho là tụng kinh Bát-nhã đi, nhưng lòng thì tương tư Lệnh Hồ Xung. Cái bi kịch đi giữa đôi bờ mộng tưởng điên đảo và chân thực bất hư!
4 nhận xét:
Mùa hạ
Xuân Quỳnh
Đó là mùa của những tiếng chim reo
Trời xanh biếc, nắng tràn trên khắp ngả
Đất thành cây, mật trào lên vị quả
Bước chân người bỗng mở những đường đi
Đó là mùa không thể giấu che
Cả vạn vật đều phơi trần dưới nắng
Biển xanh thẳm, cánh buồm lồng lộng trắng
Từ những miền cay đắng hoá thành thơ.
Đó là mùa của những ước mơ
Những dục vọng muôn đời không xiết kể
Gió bão hoà, mưa thành sông thành bể
Một thoáng nhìn có thể hoá tình yêu
Đó là mùa của những buổi chiều
Cánh diều giấy nghiêng vòm trời cao vút
Tiếng dế thức suốt đêm dài oi bức
Tiếng cuốc dồn thúc giục nắng đang trưa
Mùa hạ của tôi, mùa hạ đã đi chưa
Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?
Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển
Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa.
Nếu cuộc đời con người như bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông, thì không vì mùa đông mà ba mùa tươi vui kia không còn ý nghĩa.
Con không dám bàn đến những khía cạnh khác của đề tài quá khó này.
Chúc ba đọc thơ vui, hi hi.
:-)
Hôm nay, Typhoon mới đọc được entry này của chú! Typhoon muốn theo dõi blog của chú nhưng ko biết làm sao add vào được.
À! Để chú sẽ mở lại mục người theo dõi vậy.
Đăng nhận xét