Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Heidelberg: Dấu xưa




Đọc thấy trong sách hướng dẫn du lịch: 

BADEN - WURTTEMBERG: Heidelberg Castle.
Towering over the town, the majestic castle is really a vast residential complex that was built and repeatedly extended between the 13th and 17th centuries. Originally a supremely well-fortified Gothic castle, but now mostly in ruins, this was the seat of the House of Wittelsbach palatines. After remodelling in the 16th century, the castle became one of Germany's most beautiful Renaissance residences. However, its splendour was extinguished by the Thirty Years' War and the 1689 war with France, during which most of the structure was destroyed!
(Eyewitness Travel GERMANY - Joanna Egert Romanowska & Malgorzata Omilanowska - 2008)

Tạm dịch:

Lâu đài Heidelberg ở bang BADEN -WURTTEMBERG.
Vươn cao phía trên thành phố, cái lâu đài đường bệ thật sự là một dinh thự mênh mông được xây dựng và mở rộng nhiều lần giữa các thế kỷ 13 và 17. Nguyên là một siêu thành trì kiểu Gothic, nhưng hiện nay phần lớn đã hư hỏng, là thái ấp của các sứ quân dòng họ Wittelsbach. Vào thế kỷ 16, sau khi được tu sửa, lâu đài trở thành một trong những dinh thự Đức đẹp nhất thời phục hưng. Tuy nhiên, vẻ tráng lệ của nó đã không còn, hầu hết cấu trúc của nó đã bị phá hủy trong Cuộc-Chiến-30-Năm và cuộc chiến năm 1689 với nước Pháp!


Sơ đồ toàn cảnh của lâu đài Heidelberg trong sách hướng dẫn du lịch.


Đường lên dốc đá,
cao thăm thẳm, đi hoài như không hết...
Có một điều rất tức cười, dọc theo bờ tường
người ta không ghi còn bao xa nữa thì leo tới nơi
mà ghi còn mấy phút nữa thì tới
chỗ bán vé vào bên trong lâu đài
(Nếu khách chỉ du ngoạn vườn hoa
phía ngoài của lâu đài thì miễn phí)!
Nếu mình nhớ không lầm thì chỗ mình chụp cái hình này
có tấm biển nhỏ ghi còn leo 15 phút nữa thì ... tới!
Trời đất! Trái tim của mình đã gõ nhịp ầm ầm rồi đây...

Điểm dừng chân đầu tiên, sau khi leo hết con dốc,
nhìn qua cửa sổ to bằng đá thấy cầu cũ Alte Brücke 
phía dưới kia bắc qua dòng Neckar yên tĩnh.


Năm tháng, chiến tranh đã biến lâu đài thành  phế tích,
chỉ còn một ít phần của lâu đài là còn sử dụng được.

Tháp chuông này của lâu đài 
được dựng lên từ đầu thế kỷ 15
vẫn còn đang được trùng tu.

Friedrichsbau: Một phía tường bên ngoài của cung điện...
Vẻ uy nghi đường bệ vẫn còn phảng phất
trong dáng dấp của kiến trúc, trong các nét chạm tinh vi.

Đập nước phía hạ nguồn nhìn từ gác canh bên phải
tường vây của Friedrichsbau.

Đồng hồ mặt trời... (dĩ nhiên là tính theo giờ hoàng đạo).
Theo bóng nắng thì đang sắp 1 giờ trưa.
Trên ảnh 14:30 là giờ tính theo GMT
đã được điều chỉnh sang giờ mùa hè.
Hơn nữa còn suy ra được mặt chính của Friedrichsbau
quay vào sân trong là thuộc hướng nam.

So với cái đồng hồ cơ khí này (ở phía đối diện)
đã được điều chỉnh theo giờ mùa hè.

Sân trong. Mặt chính của Friedrichsbau.
 Ở mặt này trang trí các tượng của triều đại Wittelsbach.
Có cả một cái giếng phun.
Ở tay phải, sau bụi cây là bảo tàng dược học
(rất giống y học dân tộc của mình vậy)
Tháp cổng vào chính

Dấu binh lửa, dấu thời gian.


Ngày nào... một giấc mơ!



Tháp cổng vào chính:
Cánh cửa của cổng thành coi bộ hơi yếu,
chỉ là mấy thớt ván dày chưa đầy 3 tấc!
Sao cổng thành mà cũng có thiết kế một cái lổ chó nữa!
 Mà con chó đâu biết gõ cửa?
 Thấy không !?

Trên vòm cổng có một hàng song nhọn  hoắc sẳn sàng phóng xuống.
Té ra đâu phải chỉ mấy ông Việt Cộng nhà mình mới biết sử dụng chông!

Hỡi bậc quân vương!
Giờ đây người còn thấy gì ngoài sự điêu tàn.
Người có nghe tiếng gió hư vô lướt đi trên tường lũy.
Hỡi bậc quân vương!
Người còn nghe gươm giáo chát chúa
và vó ngựa khua nhanh  giữa chập chùng thành quách !?
Người có nghe hơi thở hắt cuối cùng của kẻ trung thành
và giọng cười của lũ phản bội!
Vũng máu nào trên sân còn ám màu gạch đá!
Gươm nào được rửa trong rượu khao quân.
Hỡi bậc quân vương!
Dưới bóng cờ oằn quại,
Vinh quang của quá khứ,
Có chống đở nổi điêu tàn của tương lai.
Hỡi đấng quân vương!
Sao người im lặng?!

Lối vào hầm rượu của lâu đài.

Trong hầm rượu thì có quán rượu và thùng rượu.
Cô rót rượu thì xinh nhưng thùng rượu mới đáng để ngắm.
Thùng rượu vang này... đủ để say cả họ Lưu Linh!

Nhưng đây mới là thùng rượu vang chúa!

Thấy trong tờ chú thích:

Thùng rượu lớn làm theo lệnh của của Thái Tử Carl Theodor.
Mất một năm mới làm xong thùng rượu (1750-1751).
Dung tích 228 ngàn lít.
Dài gần 9 mét và đường kính khoảng 6,5 mét.
Làm bằng gỗ sồi!




Ngói tan, gạch vỡ!

Cũng đành những nỗi biển dâu
Ra đi để lại hào sâu, thành buồn!
(Bắt chước hai câu thơ của Cao Thoại Châu)

3 nhận xét:

matbiec nói...

Một entry nhiều "công phu" với những tấm hình thật là hoành tráng !!Thầy Bình đứng gần mấy thùng rượu ( ...?) nên làm bài thơ gởi bậc quân vương hay quá !

Vuong Duc Binh nói...

Cảm ơn cô Mắt Biếc đã quan tâm theo dõi. Thật rất ấm lòng khi được người ở quê ta vẫn dõi mắt theo. "Hành tẩu giang hồ" coi vậy mà nhiều khi buồn lắm lắm... Gởi giúp lời vấn an thầy đến với thầy Nguyên Minh.

Nặc danh nói...

It's okeh if you're new to invitee Blogging and this is engines such as Google like
to bump new cognitive content to the website.



Here is my page ... click here