Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Nửa đêm ngoài phố.





Phố đã vắng thưa rồi
Biết rằng chẳng duyên thừa
Để người không gặp nữa
Về nối giấc mơ xưa…
....

(Nửa đêm ngoài phố - Nhạc và lời: Trúc Phương / Trình bày: Lệ Quyên)

Viết thêm một chút:

* Cô tôi xem entry này và thắc mắc sao tôi không dẫn ý bằng lời ca của Thanh Thúy, vì lẽ nhờ giọng ca của Thanh Thúy khi bản nhạc này được giới thiệu với công chúng đã làm nên sự sống - gần như bất tử - cho bản nhạc từ đó đến nay. Tuy nhiên - xét về mặt thanh nhạc - rõ ràng là Lệ Quyên hát bài này cũng rất điêu luyện dù có thể cách diễn cảm của Lệ Quyên (thuộc lớp ca sĩ đàn em sau Thanh Thúy đến gần 40 năm) không khớp lắm với không gian và thời điểm mà bản nhạc này được viết ra. Một việc khác là tôi cứ tưởng "Nửa đêm ngoài phố" là "nửa đêm" và tôi cũng thích tưởng như thế, nhưng Thanh Thúy đã hát bài này với phát âm "nữa đêm" và đã viết tên bản nhạc này là "Nữa đêm ngoài phố" hẳn hoi! Tôi không nghĩ bài viết ấy của Thanh Thúy có chỗ sai chính tả, nhưng tôi cũng không rõ/hiểu vì sao! Mà tôi thì không định gán tấm ảnh này với "đêm nữa..."

Lại viết thêm chút nữa:

Sáng nay tôi có xem lại web site của (Cô Tư) Thanh Thúy và đã thấy tất cả "Nữa đêm ngoài phố" đã được ghi lại là "Nửa đêm ngoài phố". Điều đầu tiên là tôi muốn cảm ơn nữ ca sĩ Thanh Thúy đã quan tâm đến nhận xét trên đây! Tuy nhiên (lại tuy nhiên) tôi từng nghĩ rằng Thanh Thúy viết từ ấy với dấu ngã có khi lại là một sự cố tình... Bởi vì khi phát âm "Nữa... đêm lạnh qua tim, giữa... đường phố hoa đèn..." thì âm hưởng kéo dài của từ nữa (với dấu ngã) lại phù hợp hơn với dòng nhạc (với đoạn giữa đường phố hoa đèn). Ai cũng biết rằng ca từ trong lời Việt - rất khác với trong các ngôn ngữ khác - phải phù hợp với hướng của giai điệu và dấu thanh của một từ trong ca từ quyết định rất nhiều đến khả năng diễn cảm của ca sĩ. Thử nghĩ xem nếu Trúc Phương viết (Nửa đêm lạnh qua tim, giữa đường phố lang thang) thì người hát phải trẹo quai hàm luôn đấy chứ! Vâng... thì giữa đường phố lang thàng...!

Không có nhận xét nào: